Phong cách tối giản - Minimalism

Chắc hẳn bạn đã quá quen với tiêu đề “Phong cách nội thất Minimalism” nhưng bạn chưa biết rõ về những đặc điểm bên trong của nó.

Hôm nay hãy cùng Vinashine khám phá vẻ đẹp đặc biệt mà phong cách này mang lại, ngay sau bài biết dưới đây.

1. Phong cách nội thất tối giản – Minimalism Style là gì?

Minimalism hay còn được gọi là phong cách tối giản là việc nhấn mạnh sự đơn giản hóa tối đa mọi thứ từ tiểu tiết đến họa tiết chính, chỉ giữ lại những thứ thật sự cần thiết nhưng vẫn thể hiện được nét nghệ thuật.

Phong cách minimalism có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, được ứng dụng trong các lĩnh vực thời trang, âm nhạc, hội họa, kiến trúc. Đến nay, phong cách này đã trở nên phổ biến và thịnh hành với nguyên tắc đơn giản, gọn gàng, tinh tế.

2. Phong cách Minimalism trong kiến trúc

Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) là kiến trúc sư đại tài người Đức, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ludwig Mies van der Rohe đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,..

Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể.

65e80a50f3a12c31c84392f6poster41024x768
                                              Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969)


Kiến trúc của Minimalism hướng đến giá trị của không gian, tạo lập không gian chiết khúc, hướng đến sự cô động, tràn ngập ánh sáng và sự thoáng đãng. Chính không gian làm nên cảm xúc chứ không phải đồ đạc hay trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, nên ánh sáng trở thành yếu tố thẩm mỹ thông qua thị giác.

Tuy nhiên, đối với một số người kiến trúc của Minimalism có thể mang đến sự đơn giản, đơn điệu, và hơi khô cứng, vì thế thay vì chỉ nhìn và đánh giá từ bên ngoài, chúng ta cần mở rộng và tư duy và cảm nhận vẻ đẹp đặc sắc của phong cách này.

3. Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất

Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.

Phong cách tối giản trong nội thất vô cùng thịnh hành ở châu Âu – cái nôi của nội thất thế giới. Phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng, phong cách nội thất khác của các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay, và còn lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.

Tại Châu Á phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách tối giản, bạn có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết công trình tại Nhật, kể cả đương đại lẫn truyền thống.

1-4123

4. Những đặc điểm chính làm nên phong cách tối giản

4.1. Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều”

Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều” chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra cho phong cách này. Tổng thể tối giản ở đây được hiểu là sự xuyên suốt và sự giản lược tuyệt đối về các chi tiết.

1-912
Thiết kế phòng ngủ tối giản nội thất nhưng hiện đại

2-2
Phong cách Minimalism trong tổng thể không gian

Trong phong cách Minimalism, những đồ nội thất sẽ được tinh giản hết mức có thể, loại bỏ những thứ không cần thiết, thế nên những đồ vật có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối đa, thay vào đó là những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong 1 sản phẩm.

4.2. Sự hạn chế về màu sắc

Từ việc xây nhà đến việc dùng nội thất thì tất cả phải đều hạn chế về màu sắc. Không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng 1 một phối cảnh, tốt nhất chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu nhấn.

Trong đó những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho đồ nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét, sẽ khiến cho phong cách Minimalism trở nên trang nhã và tinh tế hơn.

1-3123456
Nên sử dụng ít màu sắc cho phong cách này

1-61234
Màu sắc trong 
phong cách nội thất tối giản


Sự tương phản giữa các gam màu trung tính và màu đồ nội thất cũng tạo ra nét độc đáo của phong cách Minimalism. Màu trắng thường được sử dụng làm màu tường nhất bởi nó vừa giúp nổi bật, tăng giá trị của màu sắc xung quanh, vừa giúp tạo ra không gian thoáng đãng, rộng rãi và mát mẻ.

4.3. Sử dụng ánh sáng như một phần thiết kế

Như đã đề cập ở trên, ánh sáng như là một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh các khu vực quan trọng, thông qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất, giúp tôn lên hình khối vật dụng và các thành phần khác trong kiến trúc căn nhà.

1-1123456789101112
Thiết kế cửa kính cường lực để đón ánh sáng


1-24123
Ánh sáng trong phong cách tối giản trong nội thất không quá chói mắt

Để tạo ra hiệu quả ánh sáng tốt nhất, các kiến trúc sư thường dùng ánh sáng tự nhiên được lọc qua các bình phong lá chắn, rèm cửa hay các tán cây để tạo ra hiệu ứng màu sắc, ngoài ra còn giúp tạo ra điểm nhấn trong hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí.

4.4. Sử dụng các đồ nội thất

Các đồ nội thất trong căn nhà như bàn ghế, tủ, hay tủ tivi,… luôn được hạn chế ở mức tối đa. Hầu hết những món đồ nội thất của phong cách đều mang hơi hướng của nội thất hiện đại châu Âu có thiết kế đơn giản nhằm tạo sự hài hòa với thiết kế nội thất tối giản của căn nhà. Tuy rằng, mọi đường nét của nội thất đều được tinh giản hóa nhưng chúng vô cùng tinh tế, đủ để không gian nhà bạn trở nên ấn tượng và nổi bật.


1-31234567Đồ nội thất đơn giản không quá tối đa của phòng khách


1-2123456
Đồ nội thất của 
phong cách thiết kế nội thất tối giản

4.5. Các thành phần của trang trí

Phong cách tối giản cũng được áp dụng cho thiết kế văn phòng một cách dễ dàng. Không gian làm việc yêu cầu sự đơn giản, bố trí ngăn nắp gọn gàng, đồng thời vẫn đáp ứng được về mặt công năng, chúng là tất cả những đặc điểm của phong cách Minimalism.

Văn phòng có sự áp dụng phong cách minimalism trong nội thất 

phongcachtoigian13
                Văn phòng có sự áp dụng 
phong cách minimalism trong nội thất

Đặc biệt tuy đa số các văn phòng đều sử dụng ánh sáng nhân tạo, nhưng ngày càng có nhiều thiết kế văn phòng hướng tới ánh sáng tự nhiên, phù hợp với xu hướng thiết kế của thời đại.

4.6. Một phong cách sống cho người yêu thích sự tự do

“Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản” câu nói của Platon luôn đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt là đối với khía cạnh trang trí nội thất.

1-10123456
Phong cách thích hợp cho người yêu tự do


1-312345678
Không gian đơn giản mà nhiều bạn trẻ nhắm tớ
i

Minimalism không chỉ là một phong cách thiết kế, nó còn thể hiện được phong cách sống của chủ nhân một cách rõ nét. Người Châu Âu sau một thời gian mê đắm với những chi tiết hoa văn cầu kỳ và bắt mắt, thì họ lại đi tìm cái đẹp có sự đơn giản. Với mật độ dân số ngày càng đông, một khối lượng công việc khủng khiếp mà những bạn trẻ phải đối mặt thì một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng chính là điều mà mọi người đang hướng tới.

5. Những mẫu thiết kế Minimalism đẹp nhất hiện nay

5.1. Mẫu thiết kế căn hộ H’house – chung cư Teco Bình Minh

Mẫu thiết kế căn hộ cao cấp này được Vinashine thiết kế với tông màu đen trắng làm chủ đạo theo nhu cầu của gia chủ. Nội thất căn hộ được tinh giản tối đa nhưng vẫn mang lại cảm giác sang trọng tuyệt đối, giúp gia chủ cân bằng cuộc sống sau những ngày dài làm việc.

1-1123456789101112131415
Thiết kế sang trọng của phòng khách gọn gàng và giản đơn


1-41234
Phòng khách và phòng bếp được thiết kế theo phong cách mở


1-712
Phòng ăn tinh tế với bộ bàn ghế độc đáo


1-812345
Phòng ngủ thứ nhất của căn hộ với tông màu khói độc đáo


1-101234567
Phòng ngủ thứ 2 với ánh sáng tự nhiên giúp gia chủ thoải mái


1-1212345678
Phòng ngủ thứ 3 gọn gàng cho không gian của căn hộ


1-131234
Phòng làm việc bên cạnh phòng ngủ giúp thuận tiện cho gia chủ


1-17123
Thiết kế phòng làm việc của căn hộ

5.2. Mẫu thiết kế căn hộ V’house – Chung cư Ruby

Mẫu thiết kế căn hộ Sala Sarica được thiết kế bởi đội ngũ kiến trúc sư của Vinashine với tông màu trung tính. Với việc không để họa tiết làm chủ đạo, đem lại cảm giác tuyệt vời và an bình trong cuộc sống hằng ngày cho gia chủ.

1-21234567891011
Thiết kế phòng khách đón ánh sáng tự nhiên của căn hộ


1-3123456789
Phòng khách kết nối với phòng ăn


1-512
Một góc trang trí đặc sắc của phòng khách


1-1112345
Phòng ngủ 1 nhẹ nhàng, thư giãn

 

1-1312345
Phòng ngủ 2 với thiết kế đơn giản và bàn trang điểm độc đáo


1-161
Một góc khác của phòng ngủ


1-201234
                                                                                         Phòng làm việc ngập tràn ánh sáng 


1-241234
                                                                                           Một góc làm việc nho nhỏ

Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về 
phong cách nội thất Mininalism cũng như những đặc điểm chính của nó. Nếu bạn yêu thích phong cách này và muốn áp dụng vào ngôi nhà hay văn phòng của mình, bạn có thể liên hệ với Vinashine để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng và nỗ lực trong việc đem lại giải pháp tối ưu nhất cho căn hộ của bạn, giúp bạn có không gian mơ ước. Còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay với chúng tôi nào

 

 

0978406488
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon